CÁCH KHẮC PHỤC TRIỆU CHỨNG NGỨA KHI MANG THAI

CÁCH KHẮC PHỤC TRIỆU CHỨNG NGỨA KHI MANG THAI

Ngứa khi mang thai là triệu chứng thường gặp của khoảng 40% mẹ bầu. Đa số các mẹ bầu gặp trường hợp ngứa bụng đều cảm thấy khó chịu và lo lắng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy làm sao để giảm cơn ngứa khi mang thai ở các vùng xung quanh bụng?

TẠI SAO XUẤT HIỆN NGỨA KHI MANG THAI?

Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ mang thai bị ngứa. Và hầu hết các mẹ bầu bị ngứa ở các vùng bụng, ngực hoặc xung quanh các vết rạn da…Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều lý do khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy bao gồm: 

Tăng cân và căng da: khi mẹ bầu tăng cân nhanh sẽ khiến da bị kéo căng so với bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng rạn da và gây ngứa ở vùng bụng, ngực, hông và đùi. (đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa khi mang thai)

Tăng hormone estrogen: việc tăng hormone estrogen làm cho mạch máu mẹ bầu giãn và gây ngứa. Tuy nhiên dấu hiệu này sẽ biến mất sau khi sinh.

Viêm da bọng nước: triệu chứng này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Những mảng mề đay, mụn nước… sẽ khiến mẹ bầu bị ngứa ở bụng, đùi.. và mụn nước có thể xuất hiện ở vùng lưng, bàn tay và bàn chân.

Ú mật thai kỳ: Đây là triệu chứng rối loạn gan làm cho mật không lưu thông bình thường dẫn đến muối mật tích tụ ở da và làm mẹ bầu bị ngứa

CÁCH KHẮC PHỤC NGỨA KHI MANG THAI

Để hạn chế triệu chứng ngứa khi mang thai mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Tránh cào, gãi nhiều khi ngứa

Việc gãi khi ngứa khiến cho lớp da bị ngứa tổn thương, dẫn tới kích thích gây ngứa hơn, còn có thể gây bội nhiễm da. Mẹ bầu bị ngứa có thể hạn chế bằng cách dùng khăn mát, túi chườm hoặc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa.

Chế độ ăn uống

Mẹ bầu nên bổ sung tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng. Và uống đủ nước mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước

Sử dụng kem hoặc dầu giảm khô ngứa khi mang thai

Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ bầu áp dụng bởi độ hiệu quả về giảm ngứa cũng như ngăn ngừa rạn da suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lựa chọn sử dụng những loại kem trị rạn hay tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như bơ cacao, bơ hạt mỡ, vitamin E….Những thành phần này sẽ giúp cấp ẩm, giảm khô ngứa và ngăn ngừa rạn ở những vùng da bị kéo căng.

Thời điểm bôi kem dưỡng tốt nhất là sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Khi thoa mẹ cần chú ý bôi đối với vùng bụng, nên massage nhẹ nhàng tránh gây kích thích gây co bóp tử cung.

DẦU GIẢM NGỨA AN TOÀN KHI MANG THAI TỪ THƯƠNG HIỆU SỐ 1 TẠI MỸ

Dầu giảm khô ngứa khi mang thai Palmer’s sẽ giúp làm dịu cơn khô ngứa và nuôi dưỡng làn da mềm mại một cách tự nhiên. Với thành phần chính chiết xuất từ dầu hạt cải, bơ cacao kết hợp với Patanol – dưỡng chất quý hiếm làm mềm những vùng da bị khô rát và hoạt chất kháng Histamin H1 làm dịu cơn ngứa khi chúng xuất hiện.

Ngoài ra, với tinh chất Bơ hạt mỡ, tinh dầu hạt mè và vitamin E cũng góp phần nuôi dưỡng làn da đàn hồi và đề kháng tốt hơn. Do đó, khi mẹ sử dụng dầu dành cho da khô ngứa đều đặn 2 – 3 lần/ngày, thì sẽ ngăn ngừa được các triệu chứng cũng như làm giảm ngay các cơn ngứa xuất hiện.